Mấy năm trước, một đệ tử tên Bình đến tạm biệt anh Tony về Đắc Nông làm việc. Bình lúc đó vừa tốt nghiệp bác sĩ ĐH Y khoa, và quyết định về quê chứ
không bám trụ Sài Gòn. Nó nói em thi trường y, thật ra là không đủ điểm nếu không được ưu tiên. Nên em phải về, chính cái chữ "miền núi" đó đã giúp em có một cơ hội vào giảng đường. Rồi sau vài năm nữa, nếu muốn học tiếp thì có thể em lên lại Sài gòn, thì cũng không muộn anh há. Mình nói ừa, thanh niên còn trẻ, cứ trải nghiệm chỗ này chỗ kia. Tụi Nhật tụi Tây nó còn lang thang ở tận châu Phi sau khi tốt nghiệp nữa là. Ở trên đó, em còn có thể trực tiếp chẩn đoán mổ xẻ, chẳng mấy chốc mà kinh nghiệm làm việc còn hơn các bạn ở đây, khi ra trường chuyên môn chỉ dừng lại ở việc pha trà rót nước cho các cây đa cây đề. Làm không công ở bệnh viện lớn mấy năm trời làm gì em, em đào tạo làm bác sĩ mà, sao lại toàn phát thuốc, chích thuốc. Lãng phí quá.
Sống trên đời biết ơn nghĩa với người, với vùng đất em sinh ra, với vùng đất em lớn lên là đáng quý. Lòng biết ơn là cái giúp con người khác các động vật
khác, anh vẫn quan niệm là ai cử mình đi học, thì phải về. Nhiều bạn được cử đi nước ngoài xong tìm cách ở lại nước ngoài hay chỉ về thành phố lớn, dẫn đến các tỉnh hay các trường đại học ở tỉnh phải kiện tụng đòi lại tiền, rồi mệt quá mà dẹp luôn chương trình này, thế hệ sau mất cơ hội đi du học, mình thấy có lỗi với đàn em không? Nhiều bạn nói em ở lại thành phố là để nâng cao trình độ, học thêm để phát triển chuyên môn, thì có gì sai? Vậy cuối cùng mục đích sau khi nâng cao trình độ rồi là gì, có về quê không? Chắc chắn là không, như vậy thì mình là người ích kỷ, chỉ nghĩ cho mình. Ví dụ nhé, vì 100 ngàn dân trên đó quá ít bác sĩ, nên dù chỉ có 20 điểm em đã đậu vào trường Y khoa, lẽ ra phải là 25 điểm, em lấy mất suất ngồi giảng đường của cả trăm bạn ở thành phố đạt mức điểm 24,5. Mục đích của chính sách này là đào tạo em để trở về và giúp đỡ người dân trên kia. Giờ em cũng bon chen ở lại thành phố, tiếp tục để 100 ngàn dân trên miền núi tiếp tục chết vì thiếu bác sĩ, thì mình bạc tình bạc nghĩa lắm em à. Nên làm gì thì làm, đừng có đánh mất mình vì chút vật chất cỏn con, em hãy kiêu hãnh để ngẩng đầu với chính em. Chia tay, mình tặng nó cuốn sách “You Can Win” mà mình rất ưa thích, và dặn dò, dù gì đi nữa, phàm đã chọn nghề y cao quý, thì chớ có quên lời thề Hippocrates. Nghen em.
Sinh viên y khoa khi tốt nghiệp, đều phải tuyên thệ, còn gọi là lời thề Hippocrates, ông tổ của ngành y phương Tây. Coi như lời hứa danh dự của nghề. Mà tiếng Việt mình cũng hay, có hai nghề mà người ta gọi là bác, là bác sĩ và bác tài, đơn giản vì giống nhau ở chỗ, đều nắm sinh mạng của người khác trong tay. Nên khi hành nghề phải tuyên thệ, vì một phút chốc nào đó, chất con nổi dậy lấn át chất người, sẽ vì mình hay vì tiền mà đánh đổi mạng sống của người khác. Những nhiệm vụ lớn lao, người ta bắt buộc người nhận nhiệm vụ phải quỳ xuống tuyên thệ, vì chỉ còn cách duy nhất là đánh vào tiềm thức, đánh vào lương tri, tận sâu trong tâm khảm họ. Và một khi đã tuyên thệ, người ta sẽ sợ hãi khi vi phạm, một nỗi sợ vô hình.
Nói đến nghề y mới nhớ, hồi còn ở quê, ở đầu thị trấn có một bác sĩ, tên A. Lúc đó còn học tiểu học, có lần sáng ngủ dậy, mình bị sốt cao rồi ói. Bà dì chạy ra vườn hái lá chùm ruột giã rồi đắp trên trán cho mát, nhưng một hồi sau thì tình hình cũng không khả quan hơn, sốt còn cao hơn nữa, mặt mũi xanh lè. Má mình phải nghỉ dạy, lật đật đạp xe đèo con chạy ra thị trấn, ghé nhà bác sĩ A nhờ khám. Xuống xe, mình đi loạng choạng vào sân nhà ổng và có ói một ít vào bồn hoa, thật ra cũng chỉ toàn nước. Ổng đi ra, đứng trên thềm cao, mặt mũi khó chịu nói sao chị lại để cháu ói vào bồn hoa, hai mẹ con đi đâu có việc gì. Má có la mình, nói sao con lại ói vào đó, rồi đứng khép nép nhìn lên, ánh mắt van lơn, nói bác sĩ ơi giúp giùm con chị, nó bịnh đột ngột quá. Mà bữa nay nhà chị không có tiền, chị chưa tới kỳ lãnh lương nên khi nào lãnh chị sẽ mang ra liền. Thấy ổng chần chừ nên má mình cũng tỏ ra khá lanh lợi khi đề cập là có quen cô X, cô Y, tức các cô giáo cùng dạy trong trường nhưng có nhà ở gần đó, để ổng yên tâm là không bị xù. Nhưng ổng nhìn nhìn hai mẹ con, nhìn chiếc xe đạp mini cà tàng rồi phán, thôi chị đi chở cháu đi chỗ khác đi, tui đang bận. Mình vẫn ngồi dưới đất và ói. Má mình năn nỉ nói bác sĩ cho cháu vô nhà, coi cháu giùm một chút có sao không, nếu nặng thì chị chở ra bệnh viện, làm ơn làm phước giùm chị, chị mang ơn suốt đời. Ổng nhìn cái bồn hoa và tức giận bỏ vào nhà, đóng cửa lại. Má, một người phụ nữ với đứa con bé bỏng bên cạnh, cảm thấy bất lực và tủi thân, đứng khóc như mưa. Làm mình cũng khóc, con nít mà, thấy mẹ khóc là hay khóc theo. Rồi sau đó hai mẹ con ra bệnh viện huyện, ở bên kia cầu Dinh, có ông y sĩ lấy viên thuốc màu vàng đắng nghét cho mình uống hạ sốt, nằm nghỉ một lúc thì về. Mình nhỏ xíu, đội cái mũ vải rộng thùng thình của chị Hai, ngồi phía sau xe đạp như con cóc, vịn chặt cái yên xe vì sợ té.
Lúc đạp xe đi về ngang qua nhà ổng, mình có ngoái nhìn vào. Coi cái chỗ lúc nãy ói đã có ai dọn chưa, tự mình cảm thấy sợ hãi vì cái tội ói vào bồn hoa nhà bác sĩ. Và ám ảnh đến bây giờ, khi thấy ai đó dửng dưng trước mạng sống của người khác. Và giá trị của một cậu bé thông minh đẹp trai như Tony vầy mà chẳng đáng bằng cái bồn hoa?
Và trên khắp đất nước hình chữ S này, không khó để chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh những người mẹ gầy gò, quần đen và chiếc áo sơ mi đã sờn, đội nón lá, gồng mình đạp xe chở những cậu bé, cô bé nhỏ xíu như cái kẹo ngồi đằng sau ba-ga để đến trường. Với một niềm tin tươi sáng, rằng thế hệ người Việt tiếp theo sẽ không khổ cực như cha mẹ chúng.
Và cậu bác sĩ mà Tony nói ở đầu bài, sau khi về quê, trở thành một bác sĩ đầy tâm huyết, sẵn sàng đến các thôn bản xa xôi để chữa trị cho mọi người. Làm nhiều nên chuyên môn cực giỏi. Một ngày làm việc, buổi tối vẫn đều đặn đi tập tennis rèn luyện thể lực và đến nhà thầy dạy tiếng Pháp trong thị xã Gia Nghĩa để học thêm tiếng Pháp, thường xuyên email với Tony và lâu lâu lại xuống Sài Gòn thăm Tony để tiếp thêm sức mạnh. Nói cứ mỗi lần em lười biếng, chán nản vì buồn chán, vì ở quê chẳng có gì chơi, thì lại nhớ đến những lời anh dặn dò, nhớ đến lời thề Hippocrates bên ngôi trường có cái hồ Bao Tử thân yêu. Em lại điên cuồng lên mạng và nghiên cứu chuyên môn.
Và bây giờ, cậu ấy đang thay đồ để tối nay đáp chuyến bay đi Paris học lên cao nữa, theo một học bổng toàn phần của chính phủ Pháp. Học bổng này ưu tiên cho bác sĩ công tác ở vùng sâu vùng xa, nên cũng dễ đạt được hơn. Chúc em sẽ thành công trong tương lai, chắc chắn là như vậy. Người có tâm tốt, không ích kỷ, nghĩ về người khác, thể nào cũng hạnh phúc.
Bon Voyage, Bình !
không bám trụ Sài Gòn. Nó nói em thi trường y, thật ra là không đủ điểm nếu không được ưu tiên. Nên em phải về, chính cái chữ "miền núi" đó đã giúp em có một cơ hội vào giảng đường. Rồi sau vài năm nữa, nếu muốn học tiếp thì có thể em lên lại Sài gòn, thì cũng không muộn anh há. Mình nói ừa, thanh niên còn trẻ, cứ trải nghiệm chỗ này chỗ kia. Tụi Nhật tụi Tây nó còn lang thang ở tận châu Phi sau khi tốt nghiệp nữa là. Ở trên đó, em còn có thể trực tiếp chẩn đoán mổ xẻ, chẳng mấy chốc mà kinh nghiệm làm việc còn hơn các bạn ở đây, khi ra trường chuyên môn chỉ dừng lại ở việc pha trà rót nước cho các cây đa cây đề. Làm không công ở bệnh viện lớn mấy năm trời làm gì em, em đào tạo làm bác sĩ mà, sao lại toàn phát thuốc, chích thuốc. Lãng phí quá.
Sống trên đời biết ơn nghĩa với người, với vùng đất em sinh ra, với vùng đất em lớn lên là đáng quý. Lòng biết ơn là cái giúp con người khác các động vật
khác, anh vẫn quan niệm là ai cử mình đi học, thì phải về. Nhiều bạn được cử đi nước ngoài xong tìm cách ở lại nước ngoài hay chỉ về thành phố lớn, dẫn đến các tỉnh hay các trường đại học ở tỉnh phải kiện tụng đòi lại tiền, rồi mệt quá mà dẹp luôn chương trình này, thế hệ sau mất cơ hội đi du học, mình thấy có lỗi với đàn em không? Nhiều bạn nói em ở lại thành phố là để nâng cao trình độ, học thêm để phát triển chuyên môn, thì có gì sai? Vậy cuối cùng mục đích sau khi nâng cao trình độ rồi là gì, có về quê không? Chắc chắn là không, như vậy thì mình là người ích kỷ, chỉ nghĩ cho mình. Ví dụ nhé, vì 100 ngàn dân trên đó quá ít bác sĩ, nên dù chỉ có 20 điểm em đã đậu vào trường Y khoa, lẽ ra phải là 25 điểm, em lấy mất suất ngồi giảng đường của cả trăm bạn ở thành phố đạt mức điểm 24,5. Mục đích của chính sách này là đào tạo em để trở về và giúp đỡ người dân trên kia. Giờ em cũng bon chen ở lại thành phố, tiếp tục để 100 ngàn dân trên miền núi tiếp tục chết vì thiếu bác sĩ, thì mình bạc tình bạc nghĩa lắm em à. Nên làm gì thì làm, đừng có đánh mất mình vì chút vật chất cỏn con, em hãy kiêu hãnh để ngẩng đầu với chính em. Chia tay, mình tặng nó cuốn sách “You Can Win” mà mình rất ưa thích, và dặn dò, dù gì đi nữa, phàm đã chọn nghề y cao quý, thì chớ có quên lời thề Hippocrates. Nghen em.
Sinh viên y khoa khi tốt nghiệp, đều phải tuyên thệ, còn gọi là lời thề Hippocrates, ông tổ của ngành y phương Tây. Coi như lời hứa danh dự của nghề. Mà tiếng Việt mình cũng hay, có hai nghề mà người ta gọi là bác, là bác sĩ và bác tài, đơn giản vì giống nhau ở chỗ, đều nắm sinh mạng của người khác trong tay. Nên khi hành nghề phải tuyên thệ, vì một phút chốc nào đó, chất con nổi dậy lấn át chất người, sẽ vì mình hay vì tiền mà đánh đổi mạng sống của người khác. Những nhiệm vụ lớn lao, người ta bắt buộc người nhận nhiệm vụ phải quỳ xuống tuyên thệ, vì chỉ còn cách duy nhất là đánh vào tiềm thức, đánh vào lương tri, tận sâu trong tâm khảm họ. Và một khi đã tuyên thệ, người ta sẽ sợ hãi khi vi phạm, một nỗi sợ vô hình.
Nói đến nghề y mới nhớ, hồi còn ở quê, ở đầu thị trấn có một bác sĩ, tên A. Lúc đó còn học tiểu học, có lần sáng ngủ dậy, mình bị sốt cao rồi ói. Bà dì chạy ra vườn hái lá chùm ruột giã rồi đắp trên trán cho mát, nhưng một hồi sau thì tình hình cũng không khả quan hơn, sốt còn cao hơn nữa, mặt mũi xanh lè. Má mình phải nghỉ dạy, lật đật đạp xe đèo con chạy ra thị trấn, ghé nhà bác sĩ A nhờ khám. Xuống xe, mình đi loạng choạng vào sân nhà ổng và có ói một ít vào bồn hoa, thật ra cũng chỉ toàn nước. Ổng đi ra, đứng trên thềm cao, mặt mũi khó chịu nói sao chị lại để cháu ói vào bồn hoa, hai mẹ con đi đâu có việc gì. Má có la mình, nói sao con lại ói vào đó, rồi đứng khép nép nhìn lên, ánh mắt van lơn, nói bác sĩ ơi giúp giùm con chị, nó bịnh đột ngột quá. Mà bữa nay nhà chị không có tiền, chị chưa tới kỳ lãnh lương nên khi nào lãnh chị sẽ mang ra liền. Thấy ổng chần chừ nên má mình cũng tỏ ra khá lanh lợi khi đề cập là có quen cô X, cô Y, tức các cô giáo cùng dạy trong trường nhưng có nhà ở gần đó, để ổng yên tâm là không bị xù. Nhưng ổng nhìn nhìn hai mẹ con, nhìn chiếc xe đạp mini cà tàng rồi phán, thôi chị đi chở cháu đi chỗ khác đi, tui đang bận. Mình vẫn ngồi dưới đất và ói. Má mình năn nỉ nói bác sĩ cho cháu vô nhà, coi cháu giùm một chút có sao không, nếu nặng thì chị chở ra bệnh viện, làm ơn làm phước giùm chị, chị mang ơn suốt đời. Ổng nhìn cái bồn hoa và tức giận bỏ vào nhà, đóng cửa lại. Má, một người phụ nữ với đứa con bé bỏng bên cạnh, cảm thấy bất lực và tủi thân, đứng khóc như mưa. Làm mình cũng khóc, con nít mà, thấy mẹ khóc là hay khóc theo. Rồi sau đó hai mẹ con ra bệnh viện huyện, ở bên kia cầu Dinh, có ông y sĩ lấy viên thuốc màu vàng đắng nghét cho mình uống hạ sốt, nằm nghỉ một lúc thì về. Mình nhỏ xíu, đội cái mũ vải rộng thùng thình của chị Hai, ngồi phía sau xe đạp như con cóc, vịn chặt cái yên xe vì sợ té.
Lúc đạp xe đi về ngang qua nhà ổng, mình có ngoái nhìn vào. Coi cái chỗ lúc nãy ói đã có ai dọn chưa, tự mình cảm thấy sợ hãi vì cái tội ói vào bồn hoa nhà bác sĩ. Và ám ảnh đến bây giờ, khi thấy ai đó dửng dưng trước mạng sống của người khác. Và giá trị của một cậu bé thông minh đẹp trai như Tony vầy mà chẳng đáng bằng cái bồn hoa?
Và trên khắp đất nước hình chữ S này, không khó để chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh những người mẹ gầy gò, quần đen và chiếc áo sơ mi đã sờn, đội nón lá, gồng mình đạp xe chở những cậu bé, cô bé nhỏ xíu như cái kẹo ngồi đằng sau ba-ga để đến trường. Với một niềm tin tươi sáng, rằng thế hệ người Việt tiếp theo sẽ không khổ cực như cha mẹ chúng.
Và cậu bác sĩ mà Tony nói ở đầu bài, sau khi về quê, trở thành một bác sĩ đầy tâm huyết, sẵn sàng đến các thôn bản xa xôi để chữa trị cho mọi người. Làm nhiều nên chuyên môn cực giỏi. Một ngày làm việc, buổi tối vẫn đều đặn đi tập tennis rèn luyện thể lực và đến nhà thầy dạy tiếng Pháp trong thị xã Gia Nghĩa để học thêm tiếng Pháp, thường xuyên email với Tony và lâu lâu lại xuống Sài Gòn thăm Tony để tiếp thêm sức mạnh. Nói cứ mỗi lần em lười biếng, chán nản vì buồn chán, vì ở quê chẳng có gì chơi, thì lại nhớ đến những lời anh dặn dò, nhớ đến lời thề Hippocrates bên ngôi trường có cái hồ Bao Tử thân yêu. Em lại điên cuồng lên mạng và nghiên cứu chuyên môn.
Và bây giờ, cậu ấy đang thay đồ để tối nay đáp chuyến bay đi Paris học lên cao nữa, theo một học bổng toàn phần của chính phủ Pháp. Học bổng này ưu tiên cho bác sĩ công tác ở vùng sâu vùng xa, nên cũng dễ đạt được hơn. Chúc em sẽ thành công trong tương lai, chắc chắn là như vậy. Người có tâm tốt, không ích kỷ, nghĩ về người khác, thể nào cũng hạnh phúc.
Bon Voyage, Bình !